Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng nói về nguyên nhân vụ ngư dân bị bắn

Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng nói về nguyên nhân vụ ngư dân bị bắn

Thứ sáu 12/07/2013 06:42
(GDVN) - Theo thượng tá Võ Trọng Hải, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh nhận định, nguyên nhân dẫn đến xô xát do một số tàu giã cào của ngư dân Thanh Hóa đã vào quét lưới toàn bộ khu vực biển xã Thạch Hà, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh, kéo phăng toàn bộ ngư lưới cụ của những ngư dân vùng biển này…

Đi đánh cá ở tỉnh bạn, ngư dân bị nã đạn bất ngờ?

Như báo Giáo dục Việt Nam đã đưa tin. Khoảng 0h ngày 9/7, trên vùng biển xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh, một số ngư dân đang hành nghề giã cào thì bị một nhóm đối tượng đi trên thuyền mủng nã đạn vào họ khiến nhiều người bị thương nặng, phải đưa đi bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Anh Lê Văn Dũng bị nhóm đối tượng tấn công bằng súng khi đang hành nghề giã cào trên biển làm anh bị thương nặng

Thời điểm trên, rất nhiều tàu đang hoạt động trên vùng biển, trong đó có chiếc tàu mang biển hiệu TH2356TS, gồm anh Lê Văn Chiến (SN 1978, chủ tàu), anh Lê Văn Độ (SN 1956), anh Lê Văn Đào (SN 1963), anh Vũ Hữu Hưng cùng trên một tàu. Ngoài ra còn có một tàu (chưa rõ biển hiệu) gồm ông Lê Văn Tam (chủ tàu), anh Lê Văn Đức (1992, con ông Tam), anh Lê Văn Dũng, đều trú tại xã Hải Ninh (Tĩnh Gia, Thanh Hóa).

Trong số ngư dân trên có 3 trường hợp bị trúng đạn; anh Lê Văn Chiến bị đạn bắt trượt hông, bắp đùi, anh Lê Văn Đào bị một viên đạn xuyên qua miệng, gãy hai răng cửa. Đặc biệt là trường hợp anh Lê Văn Dũng bị một phát đạn xuyên qua mắt, găm vào vách não được đưa vào bờ và chuyển đến bệnh viện Hà Tĩnh. Do vết thương quá nặng anh Dũng được đưa đến bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (Hà Nội) cấp cứu.

Một số thuyền viên còn lại chỉ bị thương nhẹ, may mắn thoát chết trở về. Cho đến giờ họ vẫn hoang mang, lo lắng.

Nguyên nhân bắt nguồn từ chính người bị nạn?

Nói về vụ việc trên, Thượng tá Võ Trọng Hải, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh cho hay. Sự việc xảy ra vào ban đêm, đến sáng sớm hôm sau Bộ đội Biên phòng tỉnh đã nhận được thông tin và xuống tận nơi điều tra.

Thượng tá Võ Trọng Hải, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh

Theo ông Hải nhận định, nguyên nhân ban đầu xác minh do số tàu giã cào của Thanh Hóa đã vào quét lưới toàn bộ khu vực biển xã Thạch Hà, huyện Lộc Hà  (Hà Tĩnh), làm xé toạc toàn bộ ngư lưới cụ của những ngư dân vùng biển này. Chính vì lẽ đó, ngư dân hai vùng đã xảy ra xô xát.

Ông Hải cho hay: “Họ dùng đá ném vào nhau, rồi một bên dùng súng hơi bắn vào ngư dân Thanh hóa làm một người bị thương trên đầu phải đưa lên Hà Nội cấp cứu, 4 người khác đang nằm điều trị ở bệnh viện Hà Tĩnh”.

Khi phát hiện sự việc, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã kịp thời đưa những người bị nạn về bờ để điều trị.

Để làm rõ sự việc, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã giao cho Đội phòng chống tội phạm của bộ phối hợp với cơ quan công an huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục điều tra làm rõ. “Do sự việc xảy ra vào ban đêm nên chúng tôi chưa xác minh ngay được những người đó ở vùng nào…”, ông Hải cho biết

Theo ông Hải, để tránh việc ngư dân mang theo vũ khí nguy hiểm khi đi biển và xô xát với những ngư dân ở vùng khác, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã báo cáo lên Bộ Tư lệnh Biên phòng, đề nghị Bộ Tư lệnh Biên phòng thông báo cho tất cả các tuyến biên phòng trên biển, đặc biệt các cửa sông, cửa lạch, giao cho các trạm kiểm soát kiểm tra chặt chẽ tàu cá trước khi ra biển.

Về phương án bảo vệ ngư dân khi ra khơi đánh bắt, ông Hải cho biết: “Hiện chúng tôi đã điều Hải đội 2 của tỉnh phải tăng cường tuần tra trên biển. Bên cạnh đó phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh phân định ra các tàu giã cào đánh bắt sai qui định, kéo sát bờ, tạm thời thu giữ hết toàn bộ lưới của ngư dân dẫn đến mâu thuẫn”.

Mới đây, Hải đội 2 của Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã bắt 6 tàu giã cào có hành vi vi phạm luật về khai thác thủy hải sản trên biển, bàn giao chủ tàu cùng những người này cho các cấp có thẩm quyền xử lí. 

Nghề giã cào (lưới kéo) là một nghề lâu đời, khá phổ biến ở nước ta. Đặc điểm của nghề này là khai thác các loại hải sản sống tầng đáy bao gồm tôm, cá, mực, ghẹ, ngoài ra còn có cả các loại nhuyễn thể 2 mảnh vỏ sống ở nền đáy như ốc, sò, điệp… điều này cho thấy nếu khai thác hợp lý chọn đúng ngư trường, đúng tuyến khai thác thì sẽ cho năng suất, sản lượng cao, tránh ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản. 

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy đây là loại nghề ảnh hưởng nhiều đến nguồn lợi, phá vỡ hệ sinh thái môi trường gần bờ, đồng thời kéo phăng và xé toạc toàn bộ ngư lưới cụ của những ngư dân vùng biển 
Viết Cường

Source : giaoduc[dot]net[dot]vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến