TIẾNG ANH GIAO TIẾP & BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG SỐ 4
MAY 5, 2013 BY
CHÚ TRỌNG DẤU NHẤN CỦA TỪ
Bí quyết của một người giao tiếp tiếng Anh thành thạo đó là không những anh ta nghe nói Tiêng Anh lưu loát mà còn biết cách phát âm chuẩn như người bản ngữ.
Sự khác biệt giữa ngữ điệu và cách phát âm của tiếng Việt và tiếng Anh chính là một trong những thử thách đối với người học . Khi người người nước ngoài phát âm, họ chú ý đến dấu nhấn của từ & câu.
Vì Tiếng Việt là tiếng độc âm mỗi từ là mỗi âm, không có trọng âm như tiếng Anh đa âm, có âm nhấn, âm không nhấn; có từ đọc mạnh, có từ đọc nhẹ, ví dụ conversation ( nhấn âm ba), to school (nhấn school, không nhấn nghĩa là đọc nhẹ nhanh ” to” )
Tương tự trong một từ tiếng Anh, có những âm tiết được nhấn (đọc rõ hơn, lớn hơn, với một độ cao khác với những từ không được nhấn) ví dụ: record là động từ (đọc là reCORD), nếu là danh từ (thì đọc REcord), hay development đọc là deveLOPment. Những tiếng ghi bằng chữ in hoa là tiếng được nhấn.
Cách đánh dấu trọng âm như sau:
1. Đa số các động từ có 2 âm tiết, thì trọng âm chính được nhấn vào âm tiết thứ 2. Ví dụ : assist, escape, destroy, collect,
enjoy, relax, allow, forget…. Tuy nhiên trường hợp ngoại lệ : offer, happen, answer, enter, listen, open, publish, finish, follow,
argue thì trọng âm chính rơi vào âm tiết đầu tiên.
2. Đa số các danh từ & tính từ có hai âm tiết thì trọng âm chính được nhấn vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: moutain, butcher,
carpet, table, summer, village, busy, pretty, handsome….Nhưng trong trường hợp ngoại lệ: machine, mistake, result, effect,
alone, thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ hai.
3. Một số từ vừa mang nghĩa danh từ, or động từ thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ nhất. Nếu là động từ thì trọng âm
nhấn vào âm tiết thứ hai. Ví dụ: record, object, absent, import, export, progress, present, suspect, increase, decrease, reply…
Tuy nhiên, trong trường hợp ngoại lệ: visit, travel, promise….thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ nhất.
4. Danh từ ghép có trọng âm nhấn vào âm tiết đầu tiên. Ví dụ: raincoat, sunrise, airport, airline, dishwasher, baseball,
film-maker, typewriter, passport, phonebook, bookshop, high-school, bathroom, hot-dog, bedroom…
5. Tính từ ghép có trọng âm nhấn vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: home-sick, air-sick, praise-worthy, car-sick, water-proof,
trust-worthy. Nhưng nếu là tính từ ghép mà từ đầu tiên là trạng từ or tính từ or kết thúc là đuôi ED thì trọng âm nhấn vào thứ 2
Ví dụ: bad-tempered, short-sighted, well-informed, well-dressed, well-done, short-handed, ill-treated, north-west.
6. Các từ kết thúc là How What Where thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 1. Ví d ụ: anyhow, somehow, anywhere, somewhere, somewhat….
7. Các từ kết thúc là đuôi ever thì trọng âm nhấn chính vào âm đó. Ví dụ:
however, whenever, whomever, whatever, whoever, wherever…
8. Các từ tận cùng là đuôi: ADE, EE, ESE, EER, EETE, OO, OON, AIRE, IQUE, thì trọng âm nhấn vào chính các âm này. Ví dụ: lemonate, colonnate, Vietnamese, chinese, Japanese, refugee…. Tuy nhiên trường hợp ngoại lệ : commitee có trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2.
Nắm vững 8 nguyên tắc dấu nhấn của từ trong tiếng Anh không những giúp bạn phát âm đúng mà còn có thể nghe tiếng Anh dễ dàng ,đồng thời cũng là bí quyết vàng đầu tiên cho việc nói đúng và hiểu đúng tiếng Anh hơn trong khi giao tiếp.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về dấu nhấn của từ qua các tự điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Macmillan Dictionary, Longman Advanced American Dictionary, Bảng Phiên Âm quốc tế IPA.
Khi bạn nắm được đặc điểm này, việc vận dụng tiếng Anh trong giao tiếp sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
Hãy sắm ngay cho mình một cuốn sổ tay và ghi những nguyên tắc đặt dấu nhấn của từ. Bạn sẽ hoàn thiện khả năng nghe & phát âm của mình. Chúc bạn phát âm chuẩn và giao tiếp thành thạo.
KỲ TỚI: BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG SỐ 5: CHÚ TRỌNG DẤU NHẤN CỦA CÂU
Chia sẽ bởi Luyện Tiếng Anh Giao Tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét