Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

HỌC TIẾNG ANH TRÊN ENGLISHCENTRAL

Englishcentral.com là một trang web tuyệt vời, theo đánh giá của mình, để các bạn có thể luyện tập và nâng cao kỷ năng phát âm, giao tiếp, thuyết trình... tiếng Anh.

Mình được biết đến EnglishCentral khi còn là một sinh viên năm 4 đại học. Nhờ khóa học bổng Petronas mà mình được biết và làm quen với rất nhiều bạn sinh viên giỏi, năng động,... đến từ nhiều trường đại học trong thành phố HCM. Và cũng nhờ đó mà mình được biết đến người thầy tuyệt vời, Mr. Don Ault. Lời cảm ơn sâu sắc đến thầy!


Hôm nay mình sẽ chia sẻ các bạn cách đăng ký và cách học trên Englishcentral hiệu quả.

Đầu tiên, các bạn vào trang http://www.englishcentral.com/videos#!/index. Và đăng ký một tài khoản miễn phí. Như hình dưới.

Nếu bạn chưa giỏi tiếng Anh, bạn có thể chọn ngôn ngữ tiếng Việt (trong hộp ngôn ngữ, ở vòng tròn đỏ trong hình trên). Tuy nhiên, mình khuyên các bạn nên chọn ngôn ngữ là English.

Sau khi đăng ký xong các bạn login vào, các bạn sẽ thấy cửa sổ như hình dưới.
Menu đổ xuống bên trái các bạn tự khám phá để nâng cao thêm từ vựng nhé. Tùy theo trình độ của bạn mà bạn có thể chọn các video theo các cấp độ: dễ, trung bình, khó. 

Trước kia thì minh có thể học English free ở mọi cấp độ trên English central, nhưng bây giờ English central tiến hành thu phí các khóa học. Nhưng các bạn có thể học miễn phí rất tốt. Nếu bạn nào muốn nghiêm túc hơn, muốn học được nhiều hơn thì có thể trả phí để học nhiều cái ưu việt hơn của Englishcentral.

Trình tự học là Watch, Learn, Speak - Xem, Học, Nói.

Khi các bạn click vào mở một video thì nó sẽ đi theo các trình tự như sau. (Mình chọn một video có tên Plan Your Day của Jack Canfield, tác giả cuốn Chicken Soup for The Soul).
Các bạn click Continue Video để xem video. Sau khi xem xong sẽ là phần Learn Words.
Các bạn click Start để học phần này. Trong phần này các bạn có trách nhiệm điền vào các ô trống các từ còn thiếu mà các bạn nghe được.

Sau khi hoàn thành phần Learn Words là phần Speak and Get Feedback. Trong phần này, các bạn sẽ lắng nghe speaker nói và lặp lại sao cho càng giống người ta càng tốt. Giống cách phát âm, giọng điệu... Các bạn càng bắt chước tốt bao nhiêu thì kỷ năng phát âm và nói của bạn sẽ tiến bộ theo bấy nhiêu.

Ở phần này các bạn sẽ được chấm điểm A+, A, B+, B, C+, C, D+, D tùy vào độ tốt về phát âm và kỷ năng nói tiếng Anh của các bạn. A+ là cao nhất và D là thấp nhất.

Các bạn đừng quá lo lắng về kỷ năng phát âm của mình khi mới học trên Englishcentral. Nếu các bạn đạt điểm không cao, các bạn cứ phát âm đi, phát âm lại, đọc đi đọc lại đến khi nào điểm của các bạn có thể nâng cao lên B thì tốt.

Hãy đảm bảo rằng các bạn có một chiếc MIC khá tốt để học tiếng Anh. :).

Trong khi các bạn học phần này, các bạn có thể xem phần phát âm của các từ, nghe phát âm và dịch nghĩa bằng việc click chuột vào từ mà bạn muốn nghe phát âm, và muốn biết nghĩa.

Các bạn có thể học đi học lại một video cho đến khi hài lòng. English central có tính điểm tích lũy cho các bạn. Hãy lập kế hoạch để mỗi ngày dành ít nhất 30 phút để practice trên Englishcentral. Mình tin là chỉ sau 1 tháng các bạn sẽ thấy được sự khác biệt, và 3 tháng sau các bạn sẽ thấy được sự tiến bộ rõ rệt với khả năng phát âm tiếng Anh cũng như nói tiếng Anh của các bạn.

Chúc các bạn nhiều niềm vui khi học tiếng Anh nhé!

Nguyễn Duy Khánh.








Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

BÍ QUYẾT NGHE TIẾNG ANH

Hi các bạn,

Hôm nay mình sẽ chia sẻ tiếp với các bạn một số bí quyết nghe tiếng Anh, để giúp các bạn nâng cao khả năng nghe tiếng Anh nhé.
B. Nghe chủ động.
1. Bản tin special english:
- Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài.
(Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là 'stay tuned', nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!)
2. Nghe nhiều lần, trước khi đọc script
Sau đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ đinh ninh là sẽ phát âm là 'tôm-b(ơ), bơri' - sau này nghe chữ 'tum, beri' tôi chẳng hiểu gì cả - dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem script thì mới vỡ lẽ!)
3. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.
Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).
Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.
--------------
Trước khi tạm dừng topic này, tôi muốn nói thêm một điều.
Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi thì lúc đó sẽ tập nghe sau.
Nghĩ như thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu. Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do rằng vì mình không thể nổi nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì mới nhảy xuống, và sẽ biết bơi! Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở đấy, nhưng phải thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi.
Muốn biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết bơi nên mới cần nhảy xuống nước.
Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều.
(Nguyến Duy Khánh sưu tầm)

BÍ QUYẾT NGHE TIẾNG ANH

Hi các bạn,

Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một số bí quyết nghe tiếng Anh dựa trên kinh nghiệm của bản thân cũng như sưu tầm được để giúp các bạn nâng cao khả năng nghe của các bạn.

A. Nghe thụ động:
1. ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu.
Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh (vì dụ từ trên forum này). Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút.
Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói).
Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian chết - ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch.
Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. 
Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng… không nghe được! (Bạn có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối 'tắm ngôn ngữ' đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt. Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục 'tắm ngôn ngữ' Việt cho đến 4, 5 năm nữa!
2 - Nghe với hình ảnh động.
Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronunciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh - thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thứ hai để tắm ngôn ngữ.

Bài viết tiếp theo: "BÍ QUYẾT NGHE TIẾNG ANH - NGHE CHỦ ĐỘNG".

Hãy chia sẻ nếu các bạn thấy hữu ích nhé!

(Nguyễn Duy Khánh sưu tầm)

LÀM SAO NGHE ĐƯỢC TIẾNG ANH


Bài viết dưới đây mình sưu tầm từ Internet, mình thấy những chia sẻ của thầy Duy Nhiên rất chi tiết với các ví dụ cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên bài viết hơi dài, và nhiều chữ nên mình sẽ phụ họa hình ảnh vào để các bạn dễ đọc và dễ tiếp thu hơn. :). Chúc các bạn học tốt tiếng Anh!
Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học một ngoại ngữ ấy là chúng ta quá… thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm.
Quá thông minh: vì mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không hiểu: cần phải hiểu một câu nói gì trước khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì mình không buồn nghe tiếp.
Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà - trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ - mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa.
Thế nhưng, đấy là lối học sinh ngữ ngược chiều. Tôi biết được 6 ngôn ngữ, trong đó có ba ngôn ngữ thành thạo nghe nói đọc viết: Việt - Anh - Pháp, và tôi thấy rằng trong các ngôn ngữ tôi biết thì, một cách khách quan, nghe và nói tiếng Việt là khó nhất (vì ở phương tây, không có ngôn ngữ nào mà mình đổi cao độ của một từ thì ý nghĩa từ ấy lại thay đổi: ma - má - mà - mạ - mã - mả). Nhưng các bạn ở forum này, cũng như tôi, đều không có vấn đề gì cả với cái sinh ngữ khó vào bậc nhất ấy!
Tuy nhiên, những thầy cô dạy chúng ta nghe nói tiếng Việt chẳng phải là những vị chuyên viên ngôn ngữ như các thầy cô ngoại ngữ mà ta học tại các trường. Thầy dạy tiếng Việt chúng ta là tất cả những người quanh ta từ ngày ta ra đời: cha mẹ, anh chị, hàng xóm, bạn bè… nghĩa là đại đa số những người chưa có một giờ sư phạm nào cả, thậm chí không có một khái niệm nào về văn phạm tiếng Việt. Thế mà ta nghe tiếng Việt thoải mái và nói như sáo. Còn tiếng Anh thì không thể như thế được. Ấy là vì đối với tiếng Việt, chúng ta học theo tiến trình tự nhiên, còn ngoại ngữ thì ta học theo tiến trình phản tự nhiên.
Từ lúc sinh ra chúng ta đã NGHE mọi người nói tiếng Việt chung quanh (mà chẳng bao giờ ta phản đối: "tôi chẳng hiểu gì cả, đừng nói nữa"! Mới sinh thì biết gì mà hiểu và phản đối!). Sau một thời gian dài từ 9 tháng đến 1 năm, ta mới NÓI những tiếng nói đầu tiên (từng chữ một), mà không hiểu mình nói gì. Vài năm sau vào lớp mẫu giáo mới học ĐỌC, rồi vào lớp 1 (sáu năm sau khi bắt đầu nghe) mới tập VIẾT… Lúc bấy giờ, dù chưa biết viết thì mình đã nghe đưọc tất cả những gì người lớn nói rồi (kể cả điều mình chưa hiểu). Như vậy, tiến trình học tiếng Việt của chúng ta là Nghe - Nói - Đọc - Viết. Giai đoạn dài nhất là nghe và nói, rồi sau đó từ vựng tự thêm vào mà ta không bao giờ bỏ thời gian học từ ngữ. Và ngữ pháp (hay văn phạm) thì đến cấp 2 mới học qua loa, mà khi xong trung học thì ta đã quên hết 90% rồi.
Nhưng tiến trình ta học tiếng Anh (hay bất cứ ngoại ngữ nào) thì hoàn toàn ngược lại.
Thử nhìn lại xem: Trước tiên là viết một số chữ và chua thêm nghĩa tiếng Việt nếu cần. Và kể từ đó, học càng nhiều từ vựng càng tốt, kế đến là học văn phạm, rồi lấy từ vựng ráp vào cho đúng với văn phạm mà VIẾT thành câu! Rồi loay hoay sửa cho đúng luật! Sau đó thì tập ĐỌC các chữ ấy trúng được chừng nào hay chừng ấy, và nhiều khi lại đọc một âm tiếng Anh bằng một âm tiếng Việt! (ví dụ fire, fight, five, file… đều được đọc là ‘phai’ ). 

Sau đó mới tới giai đoạn NÓI, mà ‘nói’ đây có nghĩa là Đọc Lớn Tiếng những câu mình viết trong đầu mình, mà không thắc mắc người đối thoại có hiểu 'message' của mình hay không vì mình chỉ lo là nói có sai văn phạm hay không. Lúc bấy giờ mới khám phá rằng những câu mình viết thì ai cũng hiểu, như khi mình nói thì chỉ có mình và … Thượng Đế hiểu thôi, còn người bản xứ (tiếng Anh) thì ‘huh - huh’ dài cổ như cổ cò! Thế là học nói bằng cách sửa đổi phát âm những từ nào chưa chuẩn cho đến khi người khác có thể hiểu được.
Sau thời gian dài thật dài, mình khám phá rằng mình từng biết tiếng Anh, và nói ra thì người khác hiểu tàm tạm, nhưng khi họ nói thì mình không nghe được gì cả (nghĩa là nghe không hiểu gì cả). Lúc bấy giờ mới tập NGHE, và rồi đành bỏ cuộc vì cố gắng mấy cũng không hiểu được những gì người ta nói.
Vấn đề là ở đó: chúng ta đã học tiếng Anh ngược với tiến trình tự nhiên, vì quá thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Tiến trình ấy là Viết - Đọc - Nói - Nghe!
Vì thế, muốn nghe và nói tiếng Anh, chuyện đầu tiên là phải quên đi kinh nghiệm và trí thông minh, để trở lại trạng thái ‘sơ sinh và con nít’, và đừng sử dụng quá nhiều chất xám để phân tích, lý luận, dịch thuật!


Bài viết tiếp theo: "Bí Quyết Nghe Tiếng Anh Hiệu Quả".



Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết bổ ích nhé! Thanks a lot!

(Nguyễn Duy khánh sưu tầm)








Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

NÂNG CAO VỐN TỪ VỰNG TIẾNG ANH


Practice makes perfect! 

Chỉ có luyện tập, thực hành thường xuyên thì khả năng tiếng Anh của bạn mới nâng cao được, bất kể kỷ năng nào trong 4 kỷ năng nghe - nói - đọc - viết 

Tìm một người bạn học cùng, lời khuyên của mình là các bạn nên tìm và kết bạn với những người cũng đam mê tiếng Anh, yêu thích học ngoại ngữ, muốn thực hành, nói tiếng Anh mọi lúc mọi nơi, và đặc biệt là nói tốt, có nhiều kiến thức tiếng Anh hơn bạn.

Tập trung vào những chủ đề, lĩnh vực mà các bạn yêu thích, như vậy các bạn sẽ có nhiều hứng thú hơn trong việc học tiếng Anh cũng như học từ mới.


Để cũng cố và phát triển vốn từ vựng các bạn nên thường xuyên luyện nghe, đọc, viết

Nghe, giúp bạn nhớ được cách phát âm của người bản xứ, bắt chước phát âm theo, nâng cao kỷ năng nghe, hiểu, biết cách nối từ, âm nhấn, lên giọng, xuống giọng của người bản xứ, từ đó bạn học và bắt chước theo người ta.


Đọc giúp miệng bạn trở nên dẻo hơn, ko bị cứng khi nói, phát âm chuẩn hơn, có nhiều từ bạn không thể phát âm đúng ngay từ đầu được, nhưng qua quá trình luyện đọc, luyện phát âm các bạn sẽ cải thiện được.


Viết, các bạn không nhất thiết phải viết tiểu luận, tiểu thuyết, viết báo mà cần phải biết nhiều từ, nhiều cấu trúc, văn phong. Bạn chỉ cần viết những câu đơn giản, những đoạn hội thoại đơn giản, những dòng nhật ký bằng tiếng Anh. Viết giúp bạn động não, giúp bạn nhớ lại những từ vựng mà bạn đã học…


Xem các video, xem film có các phụ đề tiếng anh, mỗi lần các bạn xem film, nên ghi lại những câu nói hay ở các đoạn hội thoại, để các bạn có thể áp dụng trong các cuộc nói chuyện.


VD: Bạn nào đang yêu có thể vào google xem đoạn video màn cầu hôn đông người nhất.. 

Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, các hội nghị chuyên đề về tiếng Anh cả online và offline, mạnh dạn phát biểu, tiếp cận, tiếp xúc với mọi người để nâng cao khả năng tiếng Anh của các bạn.


Tham gia các forum cộng đồng, kết nối, vd: couch surfing, các bạn có thể kết bạn, nói chuyện, host khách, dẫn người ta đi du lịch …


Tham gia các lớp học online qua skype và paltalk.

Bài viết tiếp theo, "Nghe tiếng Anh bằng Tai".

Nguyễn Duy Khánh


HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH HIỆU QUẢ


Hi các bạn,

Hôm nay Khánh sẽ chia sẻ với các bạn một số phương pháp học từ vựng tiếng Anh hiệu quả. Mong là sẽ giúp ích cho các bạn.

Đầu tiên mình khuyến khích các bạn nên dùng từ điển Anh-Anh để học từ vựng. Lợi ích của việc dùng từ điển Anh-Anh

+ Phát âm chuẩn, có cả giọng Anh và giọng Mỹ

+ Học từ vựng, tư duy bằng tiếng Anh chứ ko phải dịch ra tiếng Việt rồi mới hiểu
.
+ Các từ điển Anh Anh thông dụng thường sử dụng những cách diễn đạt rất đơn giản, dễ hiểu, và sử dụng những từ ngữ phổng thông, thường dùng, do đó khi học một từ bạn có thể biết thêm được cách dùng từ đó, các ngữ cảnh dùng từ đó trong tiếng Anh, đồng thời có thể học thêm các từ vựng khác cũng được dùng trong cùng ngữ cảnh như vậy…

+ Thực hành, review các từ vựng mà bạn đã học nếu trong phần giải nghĩa từ mới có các từ vựng cũ mà các bạn đã học

+ Trong một số từ điển Anh Anh có cả từ điển hình ảnh, điều này giúp bạn học từ vựng một cách nhanh và hiệu quả hơn.

+ Các bạn nên có một cuốn sổ tay hoặc một cuốn note để học từ vựng.

Tóm lại, để học từ vựng tiếng anh hiệu quả, đầu tiên bạn cần có 2 từ điển song song, 1 Anh-Anh, 1 Anh-Việt.


a/ Bảng Phiên Âm Quốc Tế
Học trên phần mềm luyện phát âm, qua video, từ điển…

Trình tự học
-     Nghe
-    Bắt chước phiên âm theo
-    Nhìn vào bản phiên âm
-    Nghe lại
-    Phiên âm lại, lặp đi lặp lại nhiều lần
·    Các bạn nên thực hành phát âm mỗi ngày

b/ Học từ và cụm từ vựng

Nghe từ điển/người nước ngoài phát âm >> bắt chước phát âm theo đồng thời nhìn vào cách phiên âm của từ điển để hiểu được cách phiên âm của từ.

     Các bạn nên học cụm từ hoặc học theo các câu giao tiếp, đàm thoại để ứng dụng ngay khi học, như vậy sẽ giúp các bạn học từ vựng tiếng Anh hiệu quả hơn.

VD: Coat is a newword
Make a sentence: it’s cold outside, you should take the coat with you.

  
    Tưởng tượng ra ngữ cảnh mà bạn có thể dùng từ vựng mà bạn đang học.

    Tự đóng vai hội thoại, sử dụng những từ vựng bạn đã học đưa vào trong cuộc đàm thoại

     Dùng hình ảnh để học từ vựng. Khi nhìn hình ảnh các bạn sẽ nhớ nhanh hơn, lâu hơn.
      
     Hy vọng một số chia sẻ trên có thể giúp các bạn học từ vựng tiếng Anh hiệu quả hơn. 

     Trong bài viết sau mình sẽ chia sẻ với các bạn về cách thực hành và phát triển từ vựng tiếng Anh nhanh chóng, hiệu quả.
      
      Nguyễn Duy Khánh







Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

HỌC TỐT TIẾNG ANH - KIÊN TRÌ VÀ HÀNH ĐỘNG


3/ KIÊN TRÌ – BE PATIENT

Be positive, Patient and Persistent.

"Many times the difference between success and failure lies in patience and persistence".


"Sự khác nhau giữa thành công và thất bại nằm ở sự kiên trì và kiên định".

Kiên trì, không nản chí, học một cách đều đặng, áp dụng một cách đều đặng, thực hành một cách đều đặng là một trong những yếu tố giúp bạn có thể nói tiếng Anh một cách tự tin.

Thời gian đầu học tiếng Anh các bạn sẽ rất khó nhớ được các từ vựng và cũng quên chúng rất nhanh, khiến bạn cảm thấy nản lòng. Hãy kiên nhẫn, các bạn cần thời gian để biết, làm quen, hiểu và trở nên thân thiện. Khi loại ngôn ngữ này trở nên thân thiện với các bạn thì các bạn học nhanh hơn rất nhiều.:)

4/ HÀNH ĐỘNG

"Knowing is not enough, We MUST APPLY.
Willing is not enough, We MUST DO."

"Biết thôi chưa đủ, chúng ta phải vận dụng chúng.

Quyết tâm thôi chưa đủ, chúng ta phải hành động". -Lý Tiểu Long-

Nếu không hành động, không thực hành những từ mới bạn được học, cụm từ bạn được học, các câu bạn được học, không tự tin mở miệng ra nói tiếng Anh với mọi người, tiếp cận người giỏi hơn để học hỏi, không tìm môi trường để thực hành tiếng Anh thường xuyên thì không thể nào bạn cải thiện được kỹ năng tiếng Anh của bạn.

Ở bài viết tiếp theo mình sẽ chia sẻ với các bạn phương “pháp học từ vựng tiếng Anh hiệu quả”. Hẹn gặp lại các bạn

Hãy chia sẻ nếu thấy bài viết hữu ích nhé các bạn!

Nguyễn Duy Khánh

HỌC TỐT TIẾNG ANH - NIỀM TIN VÀ ĐAM MÊ



1/ NIM TIN - BELIEF



"Whether you think you can or think you can't, you're right"
  
" Bn nghĩ bn làm được hay không, bn đu đúng"  --Henry Ford--

Mi th xut phát t suy nghĩ, nếu bn tin là bn làm được thì chc chn bn s làm được. Henry Ford, ông ch tp đoàn xe hơi Ford tin rng ông có th to ra chiếc Ford V8 vi đng cơ không tưởng, trong khi hu hết các k sư ca ông đu cho là không th, sau hơn 1 năm không có chuyn biến gì t các k sư ca ông  nhưng ông vn không đu hàng, vn tiếp tc. Chính vì vy mà ông đã thành công và chiếc Ford V8 ra đi.





Đng b cuc khi bn mi ch hc tiếng Anh được 3 tháng, 6 tháng, 1 năm mà vn chưa giao tiếp tt. Có th phương pháp hc ca bn chưa đúng, hãy tìm nhng phương pháp phù hp, tài liu phù hp, môi trường phù hp, đưa bn thân bn vào môi trường mà bn có th s dng tiếng Anh thường xuyên, luyn tp thường xuyên và tôi tin là bn s nói tiếng Anh mt cách t tin, lưu loát.





2/ ĐAM MÊ - PASSION

  
Without passion, you can do nothing!


Nếu không có đam mê, bạn sẽ chẳng làm được gì. Đúng là như vậy, nếu bạn không đam mê học tiếng Anh, không yêu ngôn ngữ này thì sớm muộn gì bạn cũng bỏ cuộc.

Đam mê không có sẵn nhé các bạn, các bạn sẽ không bao giờ biết được đam mê của các bạn là gì nếu các bạn không trải nghiệm, không tìm kiếm. Và khi trải nghiệm, bạn sẽ có hứng thú, dần dần tạo ra đam mê cho chính bạn đối với lĩnh vực mà bạn đang trải nghiệm.


Việc học tiếng Anh cũng như vậy, trước đây mình cũng thích học tiếng anh, cũng giống với rất nhiều bạn, nhưng một phần vì nhát, một phần không duy trì được sự thích thú đủ lâu, cảm thấy không tiến bộ khi học nên không học nữa. J. Vì vậy hãy biến sở thích của bạn đối với môn ngoại ngữ này trở thành đam mê.

"Do it with passion or not at all - Hoặc là làm điều đó với đam mê hoặc là không làm gì cả".



Cũng giống như bạn mê một cô gái vậy, lúc đầu thì thinh thích, nhưng khi mê rồi thì lúc nào cũng tơ tưởng đến cô ấy, ăn cũng nghĩ đến cô ấy, ngủ cũng nghĩ đến cô ấy, đi chơi cũng nghĩ đến cô ấy, thậm chí buồn buồn tự kỷ cũng nghĩ đến cô ấy :-P,nói chung là lúc nào trong đầu các bạn cũng có hình bóng của cô ấy.

Nếu trong đầu các bạn, trong suy nghĩ của các bạn lúc nào cũng có chữ English, bạn ăn cơm bạn cũng nghĩ English, uống nước cũng nghĩ English, mơ cũng mơ English…. Nói chung là cái gì bạn cũng mườn tượng, liên tưởng sang tiếng Anh hết thì chắc chắc tiếng Anh của bạn sẽ tiếng bộ rõ rệt sau một thời gian.

Tại sao lại như vậy, vì lúc nào bạn cũng nghĩ đến tiếng Anh, cái gì bạn cũng dịch sang tiếng anh, tưởng tượng ra hình ảnh của vật thể… ở bối cảnh ngôn ngữ là tiếng Anh thì lúc đó bạn vừa đang thực hành từ vựng, đang thực hành vận dụng từ đó, đang học từ mới nếu bạn chưa biết, đang đưa những vốn từ tiếng Anh vào trong tiềm thức của bạn. 


Và như vậy, bạn học ở mọi lúc, mọi nơi,chứ không phải đến giờ ngồi vào bàn học, hết giờ thì nghĩ, hết học, quay trở về với tiếng mẹ đẻ. 

Cũng chính đam mê, bạn sẽ thấy hứng thú hơn khi học tiếng Anh, chứ không phải việc học tiếng Anh là một cực hình. Bạn nghe tiếng Anh bất cứ lúc nào, mở miệng ra là nói tiếng Anh , tạo một thói quen nói tiếng Anh, mặc dầu lúc đầu nói được một tý là líu hết cả lưỡi, mỏi hết cả miệng nhưng vẫn muốn nói tiếp.


Bài viết tiếp theo "Học Tốt Tiếng Anh - Kiên Trì Và Hành Động".


Nguyễn Duy Khánh

HỌC TIẾNG ANH KHÔNG VỘI VÀNG



Tại sao mình viết hoa chữ CẦU THANG BỘ ở bài chia sẻ trước. Mình  muốn nhấn mạnh với các bạn rằng không ai làm giàu qua một đêm được cả (trừ những người trúng vé số, nhưng họ cũng sẽ nhanh chóng trở về điểm xuất phát), không ai trở thành nhà bác học qua một đêm hay vài tháng, không ai trở thành một chuyên viên trong lĩnh vực tài chính sau chỉ vài ba tháng làm việc... và việc học một ngôn ngữ mới cũng vậy. Bạn không thể nào có thể nói tốt, lưu loát một ngôn ngữ chỉ với 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng học nó được. 


Nếu xét về mặt lý thuyết, bạn phải cần ít nhất 2000 từ tiếng Anh thì mới có thể giao tiếp tốt được. Hãy dựa vào kinh nghiệm của bạn từ khi bắt đầu học tiếng Anh, giả sử một ngày bạn học được 10 từ mới (đây là con số lý tưởng), một tháng bạn học được 300 từ, bạn phải mất ít nhất 7 tháng mới học thuộc lòng hết 2000 từ. Mình mới chỉ nói đến học thuộc lòng thôi nhé, mình chưa đề cập đến việc ứng dụng, học bài mới xem lại bài cũ, thực hành...


Chính vì vậy, một lời khuyên của mình dành cho các bạn là hãy tránh xa các lớp cấp tốc, 2 ngày, 7 ngày, 1 tháng... tháng với những lời hứa ngọt ngào hết sức thuyết phục rằng khi các bạn bước ra khỏi lớp của chúng tôi, các bạn sẽ nói tiếng Anh một cách tự tin, trôi chảy.  Mình không có ý chỉ trích hay nói không tốt gì những lớp học như vậy, nhưng nếu là mình, mình sẽ không tham gia những lớp học như vậy.

Việc bạn học một ngôn ngữ mới cũng giống như một đứa bé học nói tiếng mẹ đẻ của nó vậy. Bạn cứ nhìn xem, đứa trẻ mất bao lâu mới nói được bập bẹ, nói được những câu thông thường, nói được những câu khó... Một thời gian dài, 1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm... tùy vào độ thông minh của mỗi đứa trẻ. Và bạn cũng vậy, nếu bạn được xem là người có khiếu học ngoại ngữ, có một ít tài năng thì việc bạn tiếp cận với một loại ngôn ngữ mới sẽ dễ dàng hơn so với những người bình thường khác. Tuy nhiên, bạn cũng cần ít nhất là 1 năm trở lên để có thể nói tiếng Anh một cách cơ bản, và cần phải luyện thập thường xuyên thì mới có thể giao tiếp trôi chảy được.


Chính vì vậy, ngay từ đầu các bạn phải xác định cho mình một tâm thế là không hấp tấp, vội vàng, không nôn nóng, mong muốn nói được tiếng Anh ngay, sau vài ba ngày học. Hãy học một cách say mê, kiên trì, thực hành liên tục, ứng dụng liên tục và dần dần bạn sẽ làm chủ được  loại ngôn ngữ này.

Ở bài viết tiếp theo mình sẽ chia sẻ với các bạn "các yếu tố để học và sử  tiếng Anh một cách thành thạo".


Mình xin cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog của mình, chúc các bạn thành công!


Hãy chia sẻ nếu các bạn thấy bài viết hữu ích nhé!

Bài đăng phổ biến